Việt Nam Là Một Trong Những Nước Có Tiềm Năng Về Xuất Khẩu Lao Động

xuat-khau-lao-dong-xu-huong-lam-giau-moi-cua-nguoi-Viet-Nam

Theo những thống kê mới nhất hiện nay, số lượng người đi làm việc ở nước ngoài liên tục tăng một cách nhanh chóng. Bình quân mỗi năm gửi về nước khoảng 2,5 tỷ USD góp phần phát triển đất nước và Việt Nam hiện nay cũng đang là một nước có tiềm năng cao trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Những thay đổi mới nhờ xuất khẩu lao động

Theo đánh giá về công tác xuất khẩu lao động trong những năm qua, từ năm 2017 đến năm 2019 Việt Nam đã có tới khoảng gần 67 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 55,82% kế hoạch được đề ra vào năm 2019, và tính chung từ năm 2006 đến nay Việt Nam đã đưa được hơn 1 triệu người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng không ngừng được nâng cao, các ngành nghề được mở rộng, phát triển nhiều ngành nghề mới: điều dưỡng, hộ lý, lao động trong một số lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao. Nhiều doanh nghiệp đã và đang chủ động hơn trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường, đầu tư bài bản cho công tác tạo nguồn lao động và đào tạo nâng cao tay nghề, ngoại ngữ cho lao động trước khi xuất cảnh.

xuat-khau-lao-dong-xu-huong-lam-giau-moi-cua-nguoi-Viet-Nam
Xuất khẩu lao động xu hướng làm giàu mới của người Việt  

Hoạt động XKLĐ đang đóng góp một phần quan trọng vào các công tác giải quyết vấn đề việc làm hàng năm, bình quân khoảng 10% tổng số lao động được giải quyết việc làm của cả nước. Với mức thu nhập tốt, nhiều lao động sau khi đi xuất khẩu lao động về nước đã có cuộc sống tốt hơn. Làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng quê với hệ thống hạ tầng khang trang; cùng với đó là tạo ra một đội ngũ nhân lực chất lượng cao được tôi luyện dài ngày trong môi trường làm việc tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước.

Những tiềm năng lớn trong phát triển về XKLĐ của Việt Nam

Theo những dữ liệu về thống kê mới nhất của Cục Quản lý lao động nước ngoài, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong 5 tháng đầu năm 2018 có hơn 48.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng tới gần 9% so với cùng kỳ với năm 2017. Hiện đang có bốn thị trường lao động tiềm năng gồm: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu.

tiem-nang-lon-cua-thi-truong-xuat-khau-lao-dong
Những tiềm năng lớn của thị trường xuất khẩu lao động  

Thị trường đang phát triển và có tiềm năng nhất hiện nay là thị trường Nhật Bản. Hiện nay Nhật Bản đã tiếp nhận các thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm đến dệt – may, trong đó nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh. Chỉ trong vòng năm tháng đầu năm 2018 đã có khoảng 17.400 lao động Việt Nam được đưa sang Nhật Bản làm việc, chiếm tới hơn 35% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài.

🔶 Tìm hiểu các điều kiện xuất khẩu lao động tại Nhật Bảnxuất khẩu lao động tại Hàn Quốc

Ngoài những thị trường XKLĐ truyền thống, việc Việt Nam còn gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng đã tạo ra nhiều cơ hội mới về lao động và việc làm cho lao động. Theo thống kê của các doanh nghiệp XKLĐ tại các thành phố, trong giai đoạn 2018-2020, nhu cầu tuyển lao động đi làm việc nước ngoài là 16.000 – 20.000 người/năm. Tuy nhiên, thực tế nhu cầu đi XKLĐ còn nhiều hơn thế nữa.

Hiện nay, cũng đã có rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp cũng đã liên kết, hợp tác với các công ty XKLĐ để giải quyết đầu ra bằng cách phái cử thực tập sinh hoặc XKLĐ… Với hình thức này, sinh viên ngay khi ra trường đã có thể ra nước ngoài tiếp tục học tập và làm việc ở môi trường chuyên nghiệp, nâng cao tay nghề.


⛔ Thông tin về tình hình dịch Covid-19 -> Tại Đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *