Cuộc sống hiện đại công nghiệp mới, việc mở cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu của các nước trên thế giới đã không còn xa lạ với các nước. Một trong những mối quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau là việc hợp tác đưa người lao động ở các nước có nhiều lao động tới các nước ít lao động, và Việt Nam là một trong những nước có số lượng người đi làm việc ở nước ngoài khá lớn.
Việc xuất khẩu lao động của Việt Nam ngày một phát hơn và mở rộng hơn tới nhiều quốc gia và các khu vực khác trên toàn thế giới. Đáp ứng phần nào nhu cầu về nguồn lao động của các nước trên thế giới với đa dạng các loại hình lao động khác nhau. Giúp người lao động tìm kiếm được nhiều cơ hội làm việc khác nhau cũng như tìm kiếm được nguồn thu nhập tốt hơn.
Những thực trạng trong hoạt động xuất khẩu lao động
Hiện nay, thực trạng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ngày một gia tăng nhanh chóng hơn. Các thị trường truyền thống của Việt nam chủ yếu là Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Macau và một số quốc gia Trung Đông… (chiếm tới 95%); số còn lại sang lao động tại một số nước Châu Âu và Châu Mỹ.
Nhiều doanh nghiệp trong nước đang hoạt động trong lĩnh vực này đã có nhiều thay đổi và bước đi mới để đổi mới trong phương thức hoạt động, cũng như phát triển hình thức đầu tư và dịch vụ tiến bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Dịch vụ xuất khẩu lao động đã giúp hàng vạn người có việc làm trong nước, người lao động được nâng cao tay nghề, rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp.
Các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài đều phù hợp với luật pháp nước ta và luật pháp nước sử dụng lao động, phù hợp với mặt bằng thị trường và bảo đảm được những quyền lợi của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều vấn đề hạn chế về tình độ tay nghề của người lao động hãn còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động hiện nay. Chất lượng đội ngũ lao động của các doanh nghiệp vẫn còn thấp so với những đòi hỏi của thị trường và còn nhiều hạn chế về ngoại ngữ. Còn có nhiều trường hợp, lao động tự bỏ hợp đồng trốn ra ngoài sống bất hợp pháp gây nhiều ảnh hưởng xấu tới uy tín lao động trong nước cũng như thị trường lao động của Việt Nam.
Nguồn lao động xuất khẩu lao động của nước ta hiện nay
Tuy có lợi thế lớn về nguồn so với các nước do dân số nước ta hiện vẫn đang trong thời kỳ dân số vàng, những vẫn còn rất nhiều những hạn chế.
Thiếu đội ngũ lao động, nhân lực có trình độ và chất lượng cao
Hiện nay đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề, lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao vẫn còn rất ít so với nhu cầu thực tế của xã hội. Mức độ đáp ứng về kỹ năng, kỹ thuật trong thay đổi lao động cao của lao động trong các doanh nghiệp hiện nay còn khá kém.
Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp. Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn có những hạn chế.
Chất lượng giảng dạy và đào tạo
Các chương trình đào tạo giảng dạy ở các trường vẫn có những hạn chế nhất định, sinh viên chưa được tiếp xúc và được đào tạo kỹ năng làm việc một cách thực tế. các phương pháp giảng dạy vẫn còn lạc hậu, chưa áp dụng được những công nghệ hiện đại mới trong giảng dạy. Thêm vào đó, tình trạng người lao động thiếu định hướng trong việc chọn ngành nghề từ bậc phổ thông cũng khiến cho cung lao động của Việt Nam gặp rất nhiều vấn đề.
💥 Một số thông tin về tình hình dịch Covid-19 <Tìm Hiểu Ngay>