Việt Nam là đất nước có tỷ lệ người đi xuất khẩu lao động nhiều nhất Đông Nam Á hiện nay. Tỷ lệ người xuất khẩu lao động tập trung cao ở 3 nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Hiện nay với tình hình dịch bệnh phức tạp việc cấp Visa đi xuất khẩu vẫn là vấn đề nhiều người quan tâm, chủ yếu trong đố là xuất khẩu lao động đi Nhật Bản.
Tình hình cung cấp visa cho người dân đi xuất khẩu lao động
Theo những dự kiến mới nhất của Bộ LĐ-TB&XH đang khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau đại dịch Covid-19. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, trong khoảng 6 tháng đầu năm 2020 tập trung vào khoảng 3 tháng đầu khi dịch bệnh chưa bùng phát, Việt Nam có khoảng 33.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây là con số thấp kỷ lục so với cùng kỳ mọi năm trở lại đây.
Tuy nhiên, đến khoảng gần cuối năm khi tình hình dịch bệnh trên thế giới có những chuyển biến tích cực và ổn dịch hơn, thì nhiều nước đã bắt đầu mở cửa thị trường lao động và có nhu cầu tiếp cận lao động nước ngoài để khôi phục sản xuất.
Hàn Quốc và Đài Loan là hai quốc gia không áp dụng quy định dừng tiếp nhận lao động nước ngoài tới nhập cảnh, các doanh nghiệp ở khu vực này cũng có khả năng đáp ứng các yêu cầu về địa điểm cách li, thời gian cách ly cũng như việc giám sát thực hiện cách ly cho lao động nước ngoài khi đến.
Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh Bộ LĐ-TB&XH và Cục Quản Lý Lao Động Nước Ngoài, các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của cơ quan chức năng địa phương về phòng chống dịch bệnh trong các công tác tư tưởng, tư vấn, tuyển chọn và đào tạo. Các doanh nghiệp cũng phải chủ động trao đổi ý kiến với các đối tác nước ngoài trên cơ sở chính sách, quy định về xuất, nhập cảnh và tiếp nhận lao động để đảm bảo người lao động được nhập cảnh một cách hợp pháp. Cũng như đảm bảo được các quyền lợi trong trường hợp phải thực hiện cách ly sau khi nhập cảnh.
Visa cho người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay
Theo thống kê Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tháng 01 năm 2020 có 9.414 lao động (3.823 lao động nữ), bằng 100,33% so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 01 năm 2019 là 9.383 lao động trong đó có 2.501 lao động nữ). Trong đó các thị trường chủ lực vẫn là Nhật Bản: 6.165 lao động (2.535 lao động nữ), Đài Loan: 2.883 lao động (1.128 lao động nữ), Rumania: 92 lao động (39 lao động nữ),…
Chiếm trên 65%, Nhật Bản là hiện đang là lựa chọn số 1 của nhiều lao động khi có ý định sang làm việc. Từ đầu năm 2020 đến cuối năm nay, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các quốc gia bị cấm nhập cảnh vào Nhật và không có bất kỳ TTS nào được xuất cảnh sang quốc gia này. Điều này đã gây những ảnh hưởng không nhỏ tới các lao động cũng như các công ty hoạt động trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, hiện nay thị trường XKLĐ Nhật đang có những tích cực trở lại hơn khi đại sứ quán Nhật tại Việt đang bắt đầu nhận hồ sơ xin visa. Đồng thời chính phủ Nhật cũng dần nới lỏng các biện pháp để tiếp nhận lao động Việt Nam sang quốc gia này làm việc sau khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc vào ngày 25/5.
Hiện tại tính đến nay Nhật đã cấp visa cho các lao động bắt đầu quay trở lại Nhật làm việc vào đầu năm mới 2021 này. Nhiều lao động cũng như các du học sinh đang tích cực nộp hồ sơ để xin visa để sang. Với những lao động về nghỉ dịch trong khoảng đầu năm 2020 sẽ được hỗ trợ cấp visa sớm trong tháng 12 này và sẽ có lịch bay sớm nhất vào cuối tháng 1 và tháng 2 năm 2021.
💥 Bạn có thể xem thêm về thông tin về sức khỏe khác: Bấm vào đây